Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Dịch vụ thành lập công ty TPHCM – Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.
- 1. Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- 2. Quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- 3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy
- 4. Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý
1. Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dưới đây:
…….. ————— Số: …….. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …….., …….. |
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PCCC
Kính gửi: ……..
– Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
– Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ Công an về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Căn cứ tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC của doanh nghiệp trong năm …….. nay:
…….. thực hiện công tác thống kê, báo cáo đến Quý cơ quan về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC của doanh nghiệp
trong năm …….. với các nội dung sau:
1. Số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện PCCC đã trang bị tại doanh nghiệp
STT |
Tên, loại phương tiện PCCC |
Số lượng |
Vị trí bố trí, lắp đặt |
Chất lượng hoạt động |
1 |
||||
2 |
||||
3 |
||||
… |
2. Cách thức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng
(Doanh nghiệp trình bày cụ thể cách thức bảo quản, bảo dưỡng đối với từng loại phương tiện PCCC có tại doanh nghiệp theo đúng quy định)
……..
3. Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC
(Doanh nghiệp trình bày cụ thể về thực trạng trong công tác quản lý, bảo quan, bảo dưỡng phương tiện PCCC tại doanh nghiệp mình)
……..
4. Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
(Doanh nghiệp sẽ báo cáo kết quả đạt được khi thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC theo kết luận kiến nghị, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát PCCC)
……..
5. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC
(Doanh nghiệp sẽ trình bày cụ thể những kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC tại doanh nghiệp mìn)
……..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) …….. |
2. Quy định vềthống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA đã quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
– Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
– Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 50/2024/NĐ-CP nêu rõ trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy:
– Người đứng đầu Công ty cổ phần trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP, đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
– Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
– Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
– Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
– Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
4. Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý
Được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP gồm:
(1) Trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.
(2) Nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
(3) Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 1.000 m3; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m3; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 1.000 m3.
(4) Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
(5) Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, nhà văn hóa cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện, văn hóa dưới 1.500 m3; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000 m3; công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích dưới 1.500 m3.
(6) Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có tổng khối tích các nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000 m3.
(7) Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch, nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3.
(8) Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.
(9) Bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích dưới 1.500 m3; cơ sở tôn giáo có khối tích dưới 5.000 m3.
(10) Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích các khối nhà dưới 1.500 m3; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn có tổng khối tích các khối nhà dưới 1.000 m3.
(11) Cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích dưới 1.500 m3.
(12) Cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có tổng khối tích các nhà dưới 1.500 m3.
(13) Gara để xe có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi đỗ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.
(14) Cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150 kg.
(15) Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 5.000 m3.
(16) Kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được dưới 1.000 m2.
(17) Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh có diện tích dưới 300 m2.
Trên đây là Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ bài viết này như: ” tác quyền, nội dung sai lệch không đúng hay góp ý bổ sung” xin gửi mail về marketing@ketoanlocphat.vn – xin cảm ơn và hậu tạ.
Liên hệ hỗ trợ dịch vụ công quốc gia 0906.657.659 Mr Vương
Nguồn: Luật Việt Nam