So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh
So sánh văn phòng đại diện và chi nhánh
Khi mở rộng quy mô kinh doanh, nhiều đơn vị và doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phù hợp. Trong nhiều hình thức thì phổ biến nhất vẫn là văn phòng đại diện và chi nhánh. Chúng ta cùng so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh để lựa chọn loại hình phù hợp nhất nhé!
Sự giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Như đã nói thì có rất nhiều loại hình để các đơn vị lựa chọn khi mở rộng quy mô kinh doanh như cửa hàng, chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện. Trong đó văn phòng đại diện và chi nhánh được nhiều đơn vị lựa chọn. Cùng xem những đặc điểm giống nhau khi so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh như thế nào dưới đây.
Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều có đặc điểm chung đó là:
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì đây đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều gắn tên doanh nghiệp.
- Hai loại hình này đều không có tư cách pháp nhân.
- Nhân danh người đứng đầu đơn vị hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp để hoạt động.
- Chi nhánh và văn phòng đại diện phải hoạt động phù hợp với nội dung mà doanh nghiệp hoạt động.
- Nguyên tắc đặt tên chi nhánh hay văn phòng đại diện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 (Điều 41).
- Đều có thể lập chi nhánh ở cả trong nước hay nước ngoài theo Luật doanh nghiệp 2014.
Xem thêm: Thành lập thêm chi nhánh công ty cần những gì?
Phân biệt, so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh
Văn phòng đại diện
Khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì văn phòng đại diện (VPĐD) là một đơn vị của doanh nghiệp và phụ thuộc vào doanh nghiệp đó. Là nơi đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ ủy quyền và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp. Với các đặc điểm:
- Không có chức năng kinh doanh như doanh nghiệp.
- Không phải nộp thuế môn bài.
- Cần nộp hồ sơ khai thuế đối với những loại thuế phát sinh dành cho văn phòng đại diện hoặc nộp thay doanh nghiệp. Không phải nộp hồ sơ khai thuế với các loại thuế không phát sinh.
Chi nhánh doanh nghiệp
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ là thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả chức năng đại diện cho doanh nghiệp theo ủy quyền. Các đặc điểm chi nhánh như sau:
- Chi nhánh được phép thực hiện chức năng kinh doanh
- Chi nhánh có ngành nghề kinh doanh tương tự với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động.
- Hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp hoặc báo sổ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài cho Nhà nước.
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC và TT 119/2014/TT-BTC.
Tham khảo:Mở rộng quy mô kinh doanh
Như vậy chúng tôi đã so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh với các đặc điểm cơ bản để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu cần tư vấn gì thêm hoặc cần dịch vụ mở rộng quy mô kinh doanh hãy liên hệ Đa Lộc Tài. Gọi hotline 0906 657 659 hoặc nhắn tin qua fanpage Thành Lập Công Ty Giá Rẻ HCM.
Mr Vương GPKD
Hotline: 0906.657.659
#dichvuthanhlapcongty #ketoanlocphat