Nỗi niềm sinh viên – Ám ảnh mang tên “Việc làm lừa đảo, đa cấp”
Đề tài về "Việc làm lừa đảo, đa cấp" luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các bạn tân sinh viên mới vào năm nhất. Cái gì cũng có nguyên do của nó, cùng đọc hết bài chia sẻ để biết được tại sao nạn nhân của vấn nạn lừa đảo việc làm lại nhắm vào sinh viên năm nhất là chủ yếu.
Nỗi niềm sinh viên – Ám ảnh mang tên “Việc làm lừa đảo, đa cấp”
Đề tài về “Việc làm lừa đảo, đa cấp” luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các bạn tân sinh viên mới vào năm nhất. Cái gì cũng có nguyên do của nó, cùng đọc hết bài chia sẻ để biết được tại sao nạn nhân của vấn nạn lừa đảo việc làm lại nhắm vào sinh viên năm nhất là chủ yếu.
Chào các bạn, với tư cách là 1 cựu sinh viên đã ra trường cùng tấm bằng “đẹp” và hơn 3 năm kinh nghiệm làm thêm ròng rã trên đất Sì Gòn. Hôm nay mình sẽ viết 1 bài chia sẻ về chủ đề muôn thuở mà hầu hết sinh viên đều gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Không gì xa lạ đó chính là “Việc làm thêm”. Hi vọng các bạn sẽ dành ra khoảng 10 phút thay vì lướt newfeed thì sẽ đọc hết trọn vẹn bài chia sẻ này. Vì mình nghĩ, không ít thì nhiều, sẽ có lúc bạn cần đến những kinh nghiệm thực tế như này đấy.
Trước tiên mình có thể chia việc làm thành 2 loại như sau: 1 là việc làm uy tín, 2 là việc làm lừa đảo, đa cấp.
Việc làm uy tín thì không bàn đến nữa nhé. Vì nó chân chính rồi. Cái cần mổ xẻ ở đây là Việc làm lừa đảo, đa cấp. Lừa bán người qua Tàu, lừa móc túi, lừa tiền, lừa tình còn có, cớ gì trong mảng việc làm có biết bao nhiêu chiêu thức để lừa mà tụi nó lại không làm chứ. Đó cũng là lí do vì sao ngày càng đông các bạn sinh viên luôn cảnh giác mỗi khi tìm việc làm thêm.
Facebook đang là 1 mạng xã hội rất phổ biến. Hầu như ai ai cũng có 1 tài khoản Facebook riêng, ngay cả 1 bà mẹ bỉm sữa hay 1 ông bố 3 con còn sử dụng, thì sinh viên đương nhiên là không ngoại lệ rồi. Cái này chắc ai cũng hiểu. Bởi lẽ đó nên việc làm online đang là hình thức được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Và cũng là hình thức để các bạn sinh viên dễ mắc bẫy nhất, đặc biệt trên các group tìm việc làm thêm, dày đặc các việc làm không uy tín nếu các admin không duyệt kĩ. Chút xíu xuống dưới mình sẽ làm rõ cách để nhận biết Việc làm lừa đảo, đa cấp nên các bạn cứ yên tâm đọc tiếp nhé.
À, mở rộng phần này thêm xíu nữa. Ngoài đăng tuyển online chính trên Face, thì ở các kênh tuyển dụng khác trên Google cũng có rất nhiều tin lừa đảo, đa cấp bị trà trộn vào. Ví dụ 1 vài kênh phổ biến nhiều người dùng như Chợ tốt, Rao vặt, Việc làm thêm 24h, Tìm việc nhanh, Vietnamwwork, Mywork … Vì vậy, chúng ta cần phải có kiến thức trong mảng việc làm thì mới có thể lọc ra tin nào uy tín để apply xin việc.
Như thế nào được gọi là Việc làm lừa đảo, đa cấp? Cách nhận biết 1 Việc làm lừa đảo, đa cấp có dễ như bạn nghĩ không?
Không quá khó để có thể nhận dạng được bộ mặt thật của các việc làm lừa đảo, đa cấp. Tuy nhiên, với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc làm lừa đảo ngày càng được đăng tải 1 cách chuyên nghiệp và tinh vi hơn trước rất nhiều. Đối tượng tấn công chủ yếu của bọn chúng là những người ở dưới quê lên thành phố tìm việc, các bạn tân sinh viên năm nhất, nói chung là những người chưa có kiến thức về các chiêu trò lừa đảo của chúng là dễ sập bẫy ngay.
Thế làm cách nào bây giờ???
Đừng lo, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, ráng đọc hết bài này là có cơ hội sống sót 60/100 rồi đó.
Dấu hiệu của 1 công việc đa cấp thường sẽ như thế này:
+ Không có địa chỉ cụ thể hay mô tả công việc không chi tiết (Nên mấy việc không có địa chỉ thì né lẹ nha mọi người)
+ Lương quá cao và có quá nhiều ưu đãi. Vd chỉ làm có 4 tiếng mà lương tận 4tr đến 5tr, có phụ cấp mỗi tháng mấy trăm, thưởng tết rồi ngày lễ này nọ các kiểu con đà điểu. ( Nghe là thấy mùi bất hợp lí rồi. Vì chẳng có lí do gì mà họ ưu đãi với mình như vậy cả. Trừ khi làm cho chính công ty ba má thì may ra được hưởng ưu đãi đó, nhỉ. )
+ Hoặc trường hợp xấu nhất là chúng nó quá tinh vi tạo ra 1 tin tuyển dụng quá ư là hoàn hảo, không 1 chút sơ hở khiến chúng ta hoàn toàn tin và đến đúng địa chỉ đó THÌ nên nhớ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĐÓNG BẤT CỨ KHOẢN TIỀN VÔ LÝ NÀO . Vd đóng tiền cọc, tiền lệ phí, tiền bla bla bla các thứ.
Thông thường, nội dung đăng tuyển của các đối tượng này luôn lặp đi lặp lại, mặc dù vậy nhưng với những người mới tiếp xúc lần đầu thì vẫn bị lừa như thường. Còn nhớ thời điểm vài ngày sau khi thi đại học, mình cùng mấy đứa bạn tìm việc trên mạng, thấy tin đăng CGV tuyển dụng, làm có 4 tiếng mà lương cao quá trời luôn nha mọi người, hơn 4 triệu/1 tháng và còn rất nhiều phụ cấp khác nữa, goi điện hỏi thì chúng nó bảo đến chỗ này chỗ kia để phỏng vấn rồi nói là nhớ cầm theo tiền và cmnd để xin việc. Mình hỏi chứ sao không lên trực tiếp chỗ làm để phỏng vấn luôn ạ. Họ bảo không được vì chỉ phỏng vấn ở văn phòng đó thôi. May sao trời xui đất khiến thế nào mà xin hoài mẹ không cho đi. Thế rồi ấm ức chui vô phòng. Đến nửa tháng sau mới ngỡ ra chỗ đó là lừa đảo, vài nhỏ bạn cùng trường nhưng khác lớp nó mách cho đứa bạn thân nên mới biết. Sợ hãi thật.
1 vài công việc lừa đảo nó sẽ có nội dung đăng tuyển như sau:
+ Lợi dụng tên tuổi của các công ty lớn để đăng tuyển. Ví dụ: Tuyển nhân viên cho rạp chiếu phim CGV, nhân viên bán hàng cho siêu thị, nhà sách lớn, nhân viên phục vụ cho các chuỗi coffee nổi tiếng.
+ Những công việc lương cao, thời gian ít như: làm online tại nhà, tham gia các dự án khởi nghiệp, nhân viên văn phòng không cần kinh nghiệm
+ Nhân viên bán hàng trá hình: bán nước hoa, mĩ phẩm; Bán kẹo, nhồi thú bông, xâu chuỗi hạt; Bán sữa bột, matcha, socola, yến sào.
Còn nhiều bài dạng khác nữa, ở đây mình chỉ nêu ra 1 vài nội dung mà thường xuyên xuất hiện trên các group việc làm nhất và có thể nhận biết qua 1 số từ khóa thường xuyên lặp đi lặp lại qua các bài tuyển như sau : #chỉ tuyển ở TPHCM, #không đa cấp, đóng tiền cọc (có ai đa cấp mà tự nhận mình đa cấp không, hài hước ghê), #không đóng phí đồng phục, nhận việc ngay, #khởi nghiêp, kinh doanh, độc lập tài chính,…
Như mình đã nói ở trên là tụi nó ngày càng tinh vi, nên bài đăng cũng nâng cấp lên nhiều. Có địa chỉ, có lương, có thời gian và được ib hẹn ngày đi phỏng vấn luôn. Háo hức nôn nao đi phỏng vấn, đến nơi là 1 văn phòng, trong văn phòng ấy là các anh chị mặc áo sơ mi trắng, quần tây, cà vạt đen chuẩn soái ca. Chưa nghi ngờ gì hết, không si nghĩ nhiều lao thẳng vào trong, được ngồi máy lạnh đàng quàng nha, xong rồi được tiếp đón bởi chị A, vài phút sau được chị A giới thiệu qua anh B, chút xíu lại được anh B dắt qua anh C, ôi hoa hết cả mắt, chóng hết cả mặt, ngồi nghe kể về công việc, nào là việc nhẹ, dễ lắm em ơi, mỗi tháng đều có thưởng, em sẽ giàu nhanh chóng trong tíc tắc, giống anh A chị B này nè, mới nửa năm thôi mà mua hẳn xe hơi bạc tỷ, … nghe có vẻ ngon nhỉ, các bạn khoái lắm. Sau khi đánh trúng tâm lí của đối phương, phút chót chúng sẽ đề cập đến chuyện tiền phí các kiểu như phí đồng phục, phí tuyển dụng, tiền cọc, tiền hoa hồng, tiền hồ sơ, bla bla bla. Thường ít nhất là từ 200k đến 300k, nhiều có thể lên đến tiền chục triệu. Bạn nào nhẹ dạ cả tin thì sẵn sàng đóng tiền mà không chút nghi ngại. Còn ai không tin vào ba cái viễn vông ấy thì xách đít đi về và bị rủa vài câu. Các bạn chọn cái nào? Bị rủa hay bị mất tiền?
Túm lại, bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Nói KHÔNG với 2 điều sau:
+ KHÔNG đến nơi phỏng vấn mà là văn phòng vì 98% là lừa đảo. Chỉ đến trực tiếp quán – nơi làm việc để phỏng vấn
+ KHÔNG đóng bất kì khoản phí vô lý nào. Tốt nhất khi đi phỏng vấn chỉ nên cầm phòng hờ 50k trong túi, vì hầu như tất cả các công việc uy tín đều không thu bất kì khoản phí nào.
Nằm lòng 2 điều trên thì cơ hội tiền mất tật mang là dưới 20% nhé.
Hi vọng bài chia sẻ này sẽ cung cấp 1 lượng kiến thức cần và đủ để không ai bị sập bẫy nhé. Thân tặng!
Mr Vương GPKD
Hotline: 0906.657.659
#dichvuthanhlapcongty #ketoanlocphat