Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Muc luc

Những quy định và thủ tục cần thiết để thành lập hộ kinh doanh cá thể. Mọi người có thể tham khảo chi tiết tại đây để nắm bắt trước khi thành lập.

 A. Thành phần, số lượng

hồ sơ

A. Thành phần hồ sơ thành lập Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

  1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

B. Thời hạn

 giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Kết quả

thực hiện

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

D. Lệ phí

  • Đăng bố cáo cổng thông tin quốc gia ( quy định): 300.000 đ/lần
  • Lệ phí: 100.000 đ/lần

Sau khi thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn cần thêm thủ tục gì? 

  • Đăng kí và mua hóa đơn tại cơ quan thuế quản lý
  • Đóng thuế môn bài theo tiêu chuẩn doanh thu hằng năm. Doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu đồng đóng 300.000 đ/năm. Từ 300 triệu đến 500 triệu đóng 500.000 đ/năm. Trên 500 triệu đồng đóng 1 triệu đồng/ năm.

Chúng tôi mong những thông tin trên thật sự hữu ích cho bạn khi quyết định khởi nghiệp. Bạn có thể liên hệ 0938.123.657 – 0906.657.659 Mr Vương để được tư vấn soạn hồ sơ.

Tham khảo: Bảng báo giá thành lập công ty tại Tân Thuế Việt.

Một số câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Chuyên gia trả lời:

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  • Không phải khai thuế hằng tháng;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

Chuyên gia trả lời:

  • Chỉ được sử dụng tối đa chín lao động. Nếu hộ kinh doanh cá thể thường xuyên sử dụng từ mười lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp – theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP;
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT);
  • Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Ngày đăng: 27-05-2019

bang gia thanh lap cong ty, doanh nghiep moi nhat 2020, 2021

Mr Vương GPKD 
Hotline: 0906.657.659 
#dichvuthanhlapcongty #ketoanlocphat 

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình

Cập nhật bản tin

Nhập địa chỉ email của bạn bên dưới và theo dõi bản tin của chúng tôi

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x